Điểm qua những doanh nhân, những tấm gương thành công, giàu có từ sự khổ luyện, hành trình trở nên thành công trong lĩnh vực mà họ tham gia để chúng ta thấy được tại sao sự thành công hay giàu có phải chắc chắn đi kèm với sự khổ luyện.
Sự khổ luyện để đạt được thành công của cầu thủ bóng đá đa năng nhất C.R7? Cách Warren Buffett làm việc để trở giàu có và biến doanh nghiệp Berekshire Hathaway bền vững và hùng mạnh, trở thành nhà đầu tư hàng đầu thế giới? Rồi sự khổ luyên của Michelangelo thành nhà điêu khắc tài hoa?
Người ta nghĩ rằng mình đã tìm ra lời giải nhưng có thể bạn hình dung ra câu trả lời, liệu điều bạn nghĩ bạn suy đoán có đơn giản như vậy không?
Lý do trước tiên, bạn gần như không hề có thiên bẩm trong một loại công việc cụ thể nào đó, hoặc bạn chưa phát hiện ra khả năng thực sự mà mình giỏi nhất, bởi khả năng thiên phú hầu như không tồn tại! Bạn không được sinh ra trong gia đình giàu có để thừa hưởng cơ ngơi của cha mẹ hay dòng họ để tiếp tục điều hành những cơ sở kinh doanh hay công ty đã hoạt động tương đối ổn định, hay làm giám đốc điều hành, bạn cũng không bổng nhiên trở thành nhà đầu tư hoặc ngôi sao bóng đá.
Với Michelangelo là sự miệt mài trong gần 1 tuần không ăn, tập chung cao độ mặc dù vợ và bạn bè bước vào phòng mang đồ ăn hay thăm hỏi, ông cứ miệt mài như vậy để hoàn thành những chi tiết nhỏ nhất, tinh vi nhất như ánh mắt có hồn của thiếu nữ, chân tay mềm mại cân đối đủ lực, rèn luyện miệt mài cho đến khi đạt đến sự hoàn hảo. Còn Ronaldo, từ một cầu thủ tiềm năng, có tố chất để bước lên hàng ngôi sao để trở thành cầu thủ nổi tiếng và đa năng nhất thế giới đã ngày đêm tập luyện, từ việc biến cơ thể mỏng cơm thành một lực sỉ, hoàn thiện những kĩ năng tuyệt vời trong bóng đá bằng tất cả ý chí, đam mê và cầu tiến. Buffett cũng vậy, ông phải học tập hàng ngày, phải nổ lực tìm hiểu nguyên nhân của thị trường cổ phiếu lên xuống, thử nhiều phương án với việc mua cổ phiếu giá rẻ nhưng tiềm năng….
Hầu như khi nỗ lực trong lĩnh vực riêng, ban đầu mọi người đều học rất nhanh rồi sau đó chậm dần rồi đến hoàn toàn không phát triển; chỉ có một số ít tiếp tục đi xa hơn qua nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên và dần đi đến đỉnh cao thành công. Câu hỏi thú vị ở đây là tại sao một số người có thể tiếp tục phát triển trong khi người khác giậm chân tại chỗ? Đây là thử thách mang tính cơ sở cho các nhà nghiên cứu…
Bí quyết thành công từ sự khổ luyện
Kết luận quan trọng đầu tiên là chẳng ai thành công mà không làm việc. Không bằng chứng nào cho thấy thành công mà không cần sự trải nghiệm hoặc tập luyện, thành công không dành cho mọi người, nó đòi hỏi vô vàn nỗ lực và ý chí mãnh liệt. Tuy nhiên, cần cù có khi vẫn chưa đủ bởi có không ít người làm việc chăm chỉ qua hàng chục năm nhưng vẫn không thể gặt hái thành công. Liệu còn thiếu gì chăng?
Những người tốt nhất trong lĩnh vực chuyên môn là đối tượng dành hầu hết thời gian cho thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là “tập luyện có tính toán”. Họ làm việc với mục đích rõ ràng và luôn thể hiện ý chí vươn đến mục tiêu cao hơn mức năng lực hiện tại. Ví dụ: chỉ đánh hết cả xô banh một cách đơn giản thì không phải là tập luyện có tính toán. Tập đánh gậy golf có chủ đích, liên tục quan sát kết quả, đưa ra nhận định hợp lý và bền chí như thế nhiều giờ trong ngày… là tập luyện có tính toán. Tính kiên trì rất quan trọng.
Tuy nhiên, vài nhà khoa học vẫn chưa đồng tình với lý thuyết khổ luyện. Hai vận động viên tập luyện như nhau nhưng tại sao vận động viên Tom Brady của đội New England Patriots thường tỏ ra chơi xuất thần ở trình độ đẳng cấp cao trong hai phút cuối trận? Thêm vào đó, người ta cũng chú ý đến hiện tượng thần đồng (biết nói, đọc hoặc chơi nhạc sớm bất thường).
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy hầu hết trường hợp trên đều có sự can thiệp từ bố mẹ. Và chẳng hiếm gì thần đồng không hề đi đến thành công vào những năm sau khi trưởng thành, trong khi những người thành công lại không có biểu hiện gì đặc biệt hồi thơ ấu. Thậm chí một số hạn chế (hình thể hoặc trí thông minh) cũng không thật sự nghiêm trọng như thường nghĩ. Ericsson lưu ý trường hợp không ít kiện tướng cờ vua có chỉ số thông minh mức trung bình. Một người cao 1,5m rõ ràng khó có thể làm trọng tài biên Giải bóng rổ quốc gia Mỹ nhưng chắc chắn không phải tất cả những người 2,1m đều sẽ trở thành huấn luyện viên Olympic.
Khổ luyện là chìa khóa của mọi cánh cửa
Thử điểm qua vài ví dụ: (Thủ tướng Anh) Winston Churchill, một trong những nhà hùng biện nổi tiếng thế kỷ XX, từng bỏ ra hàng giờ tập diễn thuyết một cách say mê. Nghệ sĩ dương cầm Mỹ gốc Ukraine Vladimir Horowitz từng nói: “Nếu một ngày tôi không luyện tập, chỉ mình tôi biết. Nếu hai ngày tôi không luyện tập, vợ tôi sẽ biết. Nếu ba ngày tôi không luyện tập, cả thế giới đều biết”. Nhiều nhạc sĩ tài ba thế giới, từ Ignace Paderewski (1860-1941) đến Luciano Pavarotti ngày nay cũng nhấn mạnh ý chí khổ luyện. Các vận động viên vĩ đại trở thành huyền thoại cũng đi đến thành công bằng quy trình tập luyện khắc nghiệt.
Trong bóng rổ, Michael Jordan tập nhiều hơn bất kỳ vận động viên nào trong đội, nơi vốn áp dụng chương trình khổ luyện hà khắc hơn bất kỳ đội bóng rổ Mỹ nào khác (nếu Jordan sở hữu khả năng thiên tài trong bóng rổ, anh chắc đã không bị đuổi khỏi đội tuyển trường thời trung học!). Trong bóng bầu dục, tay chụp bóng vĩ đại Jerry Rice (từng bị 15 đội bóng sa thải khi đánh giá anh quá chậm!) tập khắc nghiệt đến mức không cầu thủ nào trong đội theo kịp.
Nói cách khác, chứng cớ, dựa trên cơ sở khoa học cũng như thực tế, hoàn toàn ủng hộ quan điểm tập luyện có tính toán. Riêng trong kinh doanh, làm cách nào để khổ luyện và đạt thành công? Thật ra, nhiều lĩnh vực trong kinh doanh có thể tập luyện trực tiếp. Trình bày, thương thuyết, định giá, phân tích báo cáo tài chính… đều có thể tập luyện được.
Có thể và tất nhiên không theo cách tương tự nhà soạn nhạc vĩ đại Chopin. Như Geoffrey Colvin viết trên Fortune (30/10/2006), trước tiên, hãy thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào với một mục tiêu mới: thay vì chỉ cố hoàn thành công việc, người ta nên tập trung làm tốt hơn. Viết báo cáo thông tin, phân tích và trình bày… là những kỹ năng có thể phát triển và nâng cấp được. Làm chủ tọa cuộc họp hội đồng (công việc đòi hỏi phải hiểu rõ chiến lược công ty, phân tích sáng suốt những thay đổi sắp tới của thị trường…) thậm chí cũng là kỹ năng có thể phát triển và nâng cấp được…
Nếu bạn không tiến lên thì bạn sẽ thụt lùi
Với tinh thần làm việc như vậy, người ta sẽ có thông tin sâu hơn, nhớ thông tin lâu hơn, đưa ra kế hoạch có tầm nhìn xa hơn. Một lần nữa, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về mục tiêu là hết sức quan trọng. Khi ca sĩ không chuyên luyện giọng, họ tập luyện như một thú vui. Thế nhưng với ca sĩ chuyên nghiệp, mọi thứ đều khác: họ tập trung với cường độ cao và chú ý tối đa việc phát triển kỹ năng trong quá trình tập luyện.
Tóm lại, thành công đòi hỏi muôn vàn cố gắng. Thành công không chỉ dành riêng cho vài người. Ai cũng có thể thành công, nếu có ý chí! Trong khi đó, với không ít người, họ thậm chí chẳng bao giờ biết xấu hổ khi không hề thể hiện quyết tâm đạt đến mục tiêu cao hơn, trước hết là cho cá nhân và sau đó cho xã hội.