Người có trí tuệ là gì
Người có trí tuệ có lối sống, tư duy, học thức, sức mạnh, sức hút…
Tử Lộ cho rằng: “Người có trí tuệ có thể khiến cho người khác hiểu mình, người nhân đức có thể khiến cho người khác yêu thương và bảo vệ mình.”
Tử Cống cho rằng: “Người có trí tuệ có thể hiểu người khác, người nhân đức có thể yêu thương và bảo vệ người khác.”
Nhan Uyên lại cho rằng: “Người có trí tuệ có thể tự hiểu bản thân mình, người nhân đức có thể tự tôn tự yêu bản thân.”
Khổng Tử nghe 3 học trò thì giải nghĩa: “Tri giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ”, tức là người có trí tuệ gặp chuyện sẽ không bị mê hoặc; người nhân đức không ưu sầu, phiền lo; người dũng cảm thì không sợ hãi.
Người có trí tuệ và thông minh khác nhau, Người thông minh biết bản thân làm được gì, còn người trí tuệ biết bản thân không làm được điều gì.
Người thông minh có thể học rất giỏi nhưng lại khó thành công trong làm kinh tế.
Xem chi tiết: Người thông minh và người trí tuệ
Giả ngốc hay ẩn mình mới là trí tuệ.
Tài đi với tai, đừng khoe khoang đừng show hàng theo kiểu vỗ ngực tài giỏi mà rước hoạ vào thân. Huy Nguyễn gặp nhiều lỗi này, tương tự câu chuyện sim 222369 mua lại phải sim con nợ. Nó đòi nợ rồi spam cuộc gọi doạ đủ thứ, lúc đó công nhận sự ẩn mình kín đáo mới làm nên cuộc sống hp và khoẻ mạnh.
Thủ tĩnh: Gặp việc lớn nhất định phải có tĩnh khí
“Tĩnh vi táo quân”, ý nói tĩnh chính là chủ thể chỉ huy sự vận động. Tĩnh có thể khắc chế được tính khí nóng nảy, manh động của con người, giúp con người dần dần khôi phục được lý trí của mình.
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Tâm tĩnh tắc thể sát tinh, khắc trị diệc tỉnh lực”, ý ở đây có nghĩa là chỉ có người có tâm tĩnh mới có thể suy xét kỹ càng vấn đề, phát hiện vấn đề và xử lý những vấn đề tinh vi. Làm được như vậy có thể giúp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu tối đa thời gian và sức lực.
Trong lịch sử Trung Hoa với Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân vật Gia Cát Lượng tự Khổng Minh ( Ngọa Long Tiên Sinh ) thời Tam Quốc được coi là nhân vật đại biểu cho trí tuệ siêu phàm. Dân gian và sử sách lưu truyền rất nhiều câu chuyện về trí tuệ của ông, như kế “thuyền cỏ mượn tên”, “dâng hương đánh đàn”, “mượn gió đông”, “bảy lần bắt bảy lần tha Mạnh Hoạch”…
Người trí tuệ thì không nghi hoặc điều gì, người nhân đức thì không lo lắng điều gì
Nguồn: https://www.dkn.tv/van-hoa/nguoi-tri-tue-thi-khong-nghi-hoac-dieu-gi-nguoi-nhan-duc-thi-khong-lo-lang-dieu-gi.html
Người trí tuệ có ba “giới” và ba “úy” xem chi tiết: https://trithucvn.net/van-hoa/nguoi-tri-tue-co-ba-gioi-va-ba-so.html