Đi tìm bậc quân tử và kẻ tiểu nhân
Trong cuộc sống nếu không phân biệt được rõ ràng giữa quân tử tiểu nhân thì chúng ta sẽ là kẻ vô minh, thua thiệt, bị động.
Những mối quan hệ bạn bè, anh em, làm ăn… tiếp xúc không biết bao nhiêu kiểu người nếu hiểu rõ được đâu là người Quân Tử và ẩn sâu phơi bày kẻ tiểu nhân giúp chúng ta sống an bình, thuận lợi, tránh xa được kẻ tiểu nhân hại tới mình đến gần hơn với người quân tử giúp chúng ta minh trí, học hỏi và nhanh thành công hơn.
Theo Oxii web liệt kê sự khác biệt giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử
#1 “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi.”
Tức: “Quân tử hiểu rõ điều nghĩa lý, tiểu nhân hiểu rõ điều lợi lộc.” (Luận ngữ, Lý nhân 4).
#2 “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân.”Tức: “Quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người.” (Luận ngữ, Vệ linh công 15).
#3 “Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái.”
Tức: “Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái.” (Luận ngữ, Tử Lộ 13)
#4 “Quân tử hoà nhi bất đồng; tiểu nhân đồng nhi bất hoà!”
Tức: “Quân tử hoà đồng với mọi người mà không về hùa, tiểu nhân về hùa mà không hoà đồng” (Luận ngữ, Tử Lộ 13).
#5 “Quân tử chu nhi bất tỷ; tiểu nhân tỷ nhi bất chu.”
Tức: Quân tử cư xử đồng đều không thiên vị, tiểu nhân thì thiên vị. (Luận Ngữ, II, 14)
#6 “Quân tử cố cùng; tiểu nhân cùng, tư lạm hỹ.”
Tức: Quân tử cố giữ lúc khốn cùng; tiểu nhân khốn cùng thì phóng túng (Luận ngữ, Vệ linh công 15).
Người quân tử và kẻ tiểu nhân Theo cafebiz
1. Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa
Người quân tử khi giao tiếp, đối nhân xử thế thì có lòng độ lượng bao dung mọi người, nhận phần thiệt phần khó về mình, nhưng vẫn kiên trì giữ vững quan điểm và suy nghĩ của mình, cùng mọi người giúp đỡ, bổ sung lẫn nhau theo tinh thần hợp tác win win nếu trên con đường làm ăn chứ không a dua chạy theo quan hệ quyền thế, không hùa theo thế lực hắc ám, thành phần gây mất trật tự cộng đồng.
Kẻ tiểu nhân kết giao ắt sẽ cùng mưu lợi, dựa vào quan hệ hình ảnh giàu sang, chức quyền, ai nấy đều ôm lòng kiếm lợi thậm chí hại người miễn đem lợi về mình. Để đạt được tư lợi thì cả bọn về bề ngoài đoàn kết nhất trí, nhưng quay lưng lại liền ngấm ngầm công kích nhau, triệt hạ nhau, nhỏ nước bọt sau lưng nhau.
Nhưng theo Khổng Tử: Người nhổ nước bọn sau lưng mình tức là tiểu nhân thì vẫn luôn luôn đang đứng phía sau mình.
Người quân tử sẽ không dựa dẫm vào người khác chỉ vì họ giàu và mạnh hơn mình. Họ sẽ không bao giờ dễ dàng đồng ý với người khác, đây là ý nghĩa của sự hòa hợp nhưng khác biệt. Tương đương với điều số 4 mà Oxii liệt kê phía trên.
2. Quân tử cầu mình, tiểu nhân cầu người
Từ trước đến nay, người thực sự có thể làm được những điều vĩ đại luôn là người quân tử. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi gặp mâu thuẫn thì người quân tử tìm nguyên nhân ở chính bản thân mình, còn tiểu nhân thì tìm lỗi ở người khác.
Đối với kẻ tiểu nhân, việc dùng thủ đoạn gian xảo, lợi dụng, dựa dẫm, thậm chí dẫm đạp lên người khác để đạt được mục đích là chuyện thường thấy, và lợi ích đó sẽ không kéo dài. Kẻ khác dù yếu đuối đến đâu sớm muộn gì cũng nhìn thấu bản chất của tiểu nhân, dần dần sẽ xa lánh hoặc tìm cách báo thù.
Ngược lại, người quân tử dựa vào năng lực, sự chăm chỉ và khả năng của chính mình để đạt được thành công, không phải lúc nào họ cũng muốn có quý nhân giúp đỡ mà bởi họ hiểu rằng “dựa núi núi đổ, dựa người người đi”.
3. Người quân tử giữ lập trường mà không tranh đoạt với ai, hoà hợp với mọi người mà không bè đảng
Muốn biết một người là quân tử hay tiểu nhân chỉ cần xem anh ta có tính toán so đo những chuyện vụn vặt hay không, có vì chút tư lợi cá nhân mà gây gổ với người khác hay không.
Người quân tử không tranh danh đoạt lợi, không phải là hèn nhát mà là sự khôn ngoan, họ không muốn đứng dưới bức tường nguy hiểm và không bao giờ chấp nhận làm biến chất nhân cách của mình, bởi vậy họ mới có thể bình an và đạt được thành công.
Những điều đúc kết thực tế từ hành trình tương lai về tiểu nhân và quân tử
- Khi bạn gặp một người lúc đầu hùn hạp hay chung chạ công việc thấy họ rất nhiệt tình hoặc có góp vốn nhưng vì lợi thì rõ rồi. Nếu có lợi thì khó thấy được lòng dạ, nhưng không đạt được lợi thì hành động của họ là chốn tránh hậu quả, hoặc không nhận thất bại, không lo hậu sự, thậm chí là xấu hổ trước sự thất bại đó và muốn che lấp khỏi ánh mắt cộng đồng, không có bắt tay vào thực tế công việc.
- Kẻ tiểu nhất dấu mình: Những người luôn che đậy cảm xúc tốt rất khó biết họ thuộc nhóm nào trong quân tử và tiểu nhân, nhưng để có thể nhìn nhận rõ nhất vẫn có thể là chữ lợi. Có 1 người rất hào sảng, rất nhiệt huyết nhưng những cái họ thể hiện có thể chỉ là vị sâu bên trong cái lợi của họ, nhưng thử thách họ bằng tiền thì có thể họ sẽ phần nào cho bạn hay trách nhiệm của họ đến đâu.
- Quân tử: Đãi hậu, thẳng tính, nhiệt huyết có thừa: Đã có những người thực tế rất có thể là quân tử khi họ thể hiện mạnh mẽ những tố chất trên.
- Quân tử trượng nghĩa xem nhẹ tiền, tiểu nhân xem tiền như mạng sống.
Chủ đề tương tự về kẻ tiểu nhân và người quân tử trong kiến thức cuộc sống.
Tài nhìn người của bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử hàng nghìn năm sau vẫn chuẩn xác: Soi 5 điểm, biết ngay chân tướng ‘kẻ bỏ đi’
cafebiz.vn/tai-nhin-nguoi-cua-bac-thay-muu-tri-quy-coc-tu-hang-nghin-nam-sau-van-chuan-xac-soi-5-diem-biet-ngay-chan-tuong-ke-bo-di-20201217125429951.chn
Câu thứ nhất: Phú khán kỳ sở vi (xem những gì người đó làm khi giàu).
Câu thứ hai: Quẫn khán kỳ sở bất vi (xem những gì người đó không làm khi nghèo).
Câu thứ ba: Cư khán kỳ sở thân (xem người đó thân với ai trong cuộc sống).
Câu thứ tư: Quý khán kỳ sở cử (xem những gì người đó tiến cử khi cao quý).
Câu thứ năm: Phú khán kỳ sở hiếu (xem những hành động hiếu thảo của người đó khi giàu có)